Bài viết dưới đây là chia sẻ của cô Vương (Trung Quốc) đang thu hút sự chú ý trên nền tảng 163.
Tôi lớn lên từ một ngôi làng miền núi nhỏ bé. Sau khi tốt nghiệp cấp 2, tôi buộc phải bỏ học do hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó. Theo chân một vài người hàng xóm, tôi đi lên thành phố làm việc. Tại đây, tôi gặp được người chồng hiện tại của mình. Anh ấy là một người chu đáo và có trách nhiệm. Yêu được một thời gian, chúng tôi đi đến hôn nhân và có được 1 cậu con trai.
Điều bất hạnh xảy ra khi mẹ chồng tôi bị đột quỵ cách đây vài năm. Rất may gia đình điều trị kịp thời nên bệnh tình cũng thuyên giảm. Tuy nhiên, bà vẫn cần người ở bên để hỗ trợ.
Trong hai năm đầu mẹ bị bệnh, bố còn sức khoẻ nên ông là người chăm sóc bà. Chúng tôi chỉ việc đến hỗ trợ vào những thời gian rảnh. Tuy nhiên, đến năm 2015, bố chồng tôi qua đời sau khi phát hiện mang trong mình căn bệnh ung thư gan.
Mất đi người bạn đời, bệnh tình của mẹ ngày càng trở nặng. Dường như, bà mất khả năng đi lại và cần có người ở bên hỗ trợ 24/24.
Ban đầu, mấy anh chị em trong nhà góp tiền để thuê người giúp việc. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn, mọi người lại bỏ đi bởi công việc vô cùng vất vả. Không thể sắp xếp được, tôi quyết định nghỉ công việc ở thành phố để về quê chăm sóc mẹ chồng.
Ở những ngày đầu, tôi nghĩ rằng công việc này không quá khó khăn. Song đến khi trải nghiệm, tôi mới nhận ra mình đã hiểu sai. Việc chăm sóc người già không hề dễ dàng, hơn nữa đó lại là mẹ chồng. Song vì hiểu rằng mẹ cũng chẳng còn sống được bao lâu nên tôi nhẫn nhịn đủ điều, vui vẻ làm theo những mong muốn của bà.
Theo thời gian, sức khoẻ của mẹ ngày một yếu đi. Một mình tôi không đủ sức để chăm sóc. Tôi đã nhiều lần chia sẻ câu chuyện này với những người em chồng nhằm tìm sự hỗ trợ phần nào. Tuy nhiên, tất cả đều lấy lý do công việc và ở xa để né tránh trách nhiệm. Có chút buồn, song tôi cũng không muốn làm khó mọi người nên đành một mình chăm sóc mẹ già suốt 10 năm sau đó.
Cho đến 2023, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, mẹ chồng qua đời. Trong những giây phút cuối cùng, bà đã không quên giao lại bản di chúc và nhắc nhở con cháu phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Khi đã lo xong xuôi công việc, mấy anh em trong nhà ngồi lại trong chính căn phòng của mẹ để đọc bản di chúc. Điều tôi không ngờ là sau khi công bố toàn bộ nội dung di chúc, vợ chồng tôi phát hiện mình không có tên trong đó. Tất cả 3 người em của chồng tôi đều được mẹ để lại số tiền bằng nhau là 200.000 NDT.
Bản thân có chút thất vọng song tôi hiểu và tôn trọng quyết định của mẹ. Tôi xem việc phụng dưỡng mẹ là bổn phận của người làm con. Dẫu có việc gì xảy ra, điều mà vợ chồng mãn nguyện nhất chính là những tháng năm được đồng hành cùng mẹ.
Sau khi mọi chuyện xong xuôi, tôi quay trở lại cuộc sống thường nhật: Xin việc làm lại và tập trung chăm sóc gia đình nhỏ của mình.
Mới đây, vợ chồng tôi trở về nhà để làm giỗ mẹ sau 1 năm. Tôi vào căn phòng của bà để sắp xếp đồ đạc. Trong lúc, giũ chiếc áo bám đầy bụi, tôi thấy 1 tờ giấy rơi ra. Mở ra xem, tôi phát hiện đây là lá thư do chính tay mẹ chồng viết.
Ngồi xuống giường, bình tĩnh đọc lá thứ, tôi bất ngờ với nội dung bên trong. Theo đó, mẹ chồng để lại cho vợ chồng một tài khoản tiết kiệm trị giá lên đến 400.000 NDT. Bà giải thích, không muốn cho những người con khác biết được điều này nên đã trao riêng số tiền này. Trong lá thư, bà cũng không quên cảm ơn những hy sinh của vợ chồng tôi trong suốt những năm tháng đó. Thậm chí, bà còn xin lỗi tôi bởi những lúc đau yếu mà tỏ ra bực bội.
Sau khi đọc đến dòng cuối cùng của lá thư, tôi thực sự đã không cầm được nước mắt. Đó là cảm xúc của sự mãn nguyện và hạnh về những hy sinh của bản thân cuối cùng cũng được mẹ công nhận. Cho đến lúc này, tôi mới thực sự hiểu hết về mẹ. Hoá ra bà chẳng để đứa con nào phải chịu thiệt thòi. 10 năm một mình chăm sóc mẹ đã được đền đáp xứng đáng.
Bình luận tiêu biểu (0)