Chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay từ 1/7

Chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay từ 1/7

Thứ 4, 27/03/2024 15:13
Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.

Thời gian qua, rất nhiều người dân đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn của các đối tượng này rất tinh vi như tự xưng cơ quan chức năng như: Công an, thanh tra giao thông... và đưa ra các tình huống khiến người dân mất cảnh giác, truy cập vào phần mềm, đường link có mã độc. Sau đó, đối tượng vào tài khoản, thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại để lấy hết tiền.

Do đó, Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 được kỳ vọng sẽ phần nào hạn chế được tình trạng lừa đảo cũng như vô hiệu hóa luôn nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng đã tồn tại suốt thời gian qua.

cb2a21187a851e6887f8fad864ce91fc
Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.

Cụ thể, nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.

Ngân hàng Nhà nước cũng quy định, tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng).

Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài nghìn đồng.

Trường hợp khách hàng cá nhân trước khi giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (mobile banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang giao dịch lần gần nhất, cũng phải được nhận dạng sinh trắc học.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cần có thêm phương thức xác thực OTP gửi qua tin nhắn, giọng nói hoặc Soft OTP/Token OTP. Cùng với đó, ngân hàng cần gửi SMS hoặc e-mail cho khách hàng (theo thông tin khách hàng đăng ký), thông báo về việc đăng nhập lần đầu ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking hoặc đăng nhập trên thiết bị khác với thiết bị đăng nhập lần gần nhất.

Các tổ chức tín dụng phải triển khai áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên Internet. Ngoài ra, các nhà băng phải lưu trữ thông tin về thiết bị giao dịch trực tuyến của khách hàng và nhật ký xác thực giao dịch tối thiểu trong vòng 3 tháng.

Đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, thời gian áp dụng các quy định tại Quyết định này kể từ ngày 1/1/2025, thay vì ngày 1/7 tới.

Chia sẻ với báo chí, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, mục đích của việc phải xác thực khuôn mặt là đảm bảo chính chủ đang thực hiện giao dịch.

“Xác thực sinh trắc học là khuôn mặt thật chứ không phải hình ảnh cài trên điện thoại. Tức là người thực hiện chuyển tiền phải soi khuôn mặt mình vào ứng dụng, nhìn lên nhìn xuống để đảm bảo đây là hình ảnh sống. Và khuôn mặt của người thực hiện chuyển tiền được đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học từ Căn cước công dân gắn chip do Bộ Công an quản lý”, ông Tuấn cho biết.

Dấu hiệu sinh trắc học có thể được xác định bằng dữ liệu sinh trắc học lưu trong chip của căn cước công dân, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học - lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng. Công nghệ này được xem là hạn chế tối đa khả năng làm giả và sẽ có tính bảo mật cao nhất.

Ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh từ ngày 1/7, kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng lừa đảo thì cũng có thể lấy lại tiền. Trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền, cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip.

Nguyễn Luận (T/h)

Nếu người dùng không cảnh giác trước chiêu lừa này thì hệ thống bảo mật ngân hàng cũng... bó tay: Rất dễ mất sạch tiền!

Thứ 6, 22/03/2024 16:25
Nếu kẻ lừa đảo chiếm được quyền điều khiển điện thoại thông qua lợi dụng quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, rủi ro người dùng bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng là cực kỳ cao.
Cùng chuyên mục

Top tai nghe Bluetooth dưới 1 triệu không thể bỏ qua

Thứ 6, 17/05/2024 17:38
Với tính năng không dây và nhiều tiện ích, tai nghe Bluetooth đã trở thành một lựa chọn phổ biến trên thị trường hiện nay. Dưới đây là các mẫu tai nghe giá dưới 1 triệu đồng đáng mua nhất trong năm 2024 có thể tham khảo.

Cách khóa bảo vệ trang cá nhân trên Facebook cực dễ

Thứ 6, 17/05/2024 11:49
Khóa bảo vệ trang cá nhân Facebook là tính năng mới được Meta cập nhật trên nền tảng Facebook, giúp người dùng bảo mật thông tin hiệu quả hơn.

Cách chụp Live Photos trên iPhone cực ấn tượng

Thứ 5, 16/05/2024 11:53
Live Photo được xem là một trong những tính năng thú vị trên điện thoại iPhone giúp sáng tạo nên những bức ảnh độc đáo với khả năng kết hợp giữa dạng tĩnh, chuyển động ngắn và âm thanh. Dưới đây là các chụp ảnh chuyển động Live Photo trên iPhone đơn giản và chi tiết.

Nam Australia đề xuất cấm trẻ em dưới 14 tuổi sử dụng mạng xã hội

Thứ 5, 16/05/2024 09:37
Trong bối cảnh các bậc phụ huynh và các nhà lập pháp ngày càng lo ngại về tác động nguy hại của nền tảng kỹ thuật số đối với sự phát triển của trẻ em, Bang Nam Australia đang tiến tới cấm trẻ em dưới 14 tuổi sử dụng mạng xã hội.

Top 8 mẫu laptop dưới 15 triệu đáng mua nhất 2024

Thứ 3, 14/05/2024 17:25
Thị trường laptop ngày càng đa dạng với nhiều mức giá khác nhau. Dưới đây là Top 8 mẫu laptop đáng mua trong tầm giá dưới 15 triệu đồng.
     
xe.nguoiduatin.vn