Mới đây, trong đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi lập các đội tuyển dự thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2021-2022 của tỉnh Đắk Lắk đã nhận được cơn mưa lời khen từ nhiều người vì đề có sự mới mẻ và theo nhận xét: "Đề Văn khó nhưng hay lắm!".
Đề thi gồm hai câu, nội dung trích từ tác phẩm Nhà giả kim và trích đoạn phát biểu của một nhà giáo trong lễ khai giảng năm học mới như sau:
Câu 1: 8 điểm
Paulo Colleb viết: "Hãy nhớ rằng bất cứ nơi nào cậu tìm thấy trái tim mình, thì cũng sẽ tìm thấy kho báu của mình". (Nhà Giả Kim, NXB Văn học, 2017).
Phải chăng "kho báu" trong cuộc sống hiện tại của con người đang dần vơi cạn?
Câu 2: 12 điểm
Trong buổi lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 của khoa Văn học (trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM), nhà giáo Huỳnh Như Phương từng đặt câu hỏi:
"Trong hoàn cảnh khắc nghiệt vừa qua, không tránh khỏi có lúc chúng ta tự hỏi, Văn học để làm gì, Văn học cần cho ai. Văn học có cần cho người bệnh đang giành lấy từng hơi thở tàn trong bệnh viện dã chiến. Văn học có cần cho người mẹ già đẩy chiếc xe với chút tài sản bé mọn trên đường về miền Tây. Văn học có cần cho đôi vợ chồng trẻ chở con thơ dưới mưa gió trên đỉnh đèo Hải Vân theo đoàn người trốn dịch?..."
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trả lời câu hỏi của nhà giáo Huỳnh Như Phương.
Đề thi Văn đã nhận được nhiều nhận xét tích cực, đề thi mở khó nhưng hay, ý nghĩa, lại có tính thời sự, khơi gợi cảm hứng sáng tạo và mang tính giáo dục cho học sinh. Đề thi đã không còn rập khuôn, học sinh được tự do trình bày chính kiến, có tranh luận, phản biện... Nhiều người cho rằng, dù đã qua giai đoạn học sinh nhiều năm nhưng "chạm" vào vấn đề nhiều xúc cảm này khiến họ muốn "cầm bút lên và viết".
Ngọc Trâm (Nguoiduatin.vn)
Bình luận tiêu biểu (0)