Hà Nội: 13% F1 thành F0, chuyên gia lo lây nhiễm chéo trong khu cách ly

Thứ 7, 20/11/2021 14:57
Trong 5 ngày gần đây, mỗi ngày Hà Nội ghi nhận trên 200 bệnh nhân Covid-19. Đáng chú ý, số F0 ở khu cách ly luôn chiếm gần một nửa số ca mắc mới.

Tại cuộc họp ngày 19/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đưa ra một con số đáng chú ý: "Tỷ lệ F1 trong giai đoạn hiện nay trở thành F0 lên tới 13%. Trước đó, tỷ lệ này trung bình chỉ 7-8%". Cụ thể, từ ngày 11/10 đến 17/11, Hà Nội ghi nhận 8.630 F1, trong đó có 1.134 trường hợp chuyển thành F0.

Ngày 19/11, Hà Nội ghi nhận 275 F0, trong đó có đến 135 ca được phát hiện tại khu cách ly và chỉ có 36 ca tại khu phong tỏa. Trên thực tế, số ca bệnh được ghi nhận trong khu cách ly của Hà Nội thường xuyên chiếm tỷ lệ cao kể từ khi dịch có dấu hiệu "nóng" trở lại.

Đáng chú ý, trong 5 ngày Hà Nội ghi nhận trên 200 F0 (9/11, 15/11, 17/11, 18/11, 19/11), số F0 ghi nhận ở khu cách ly luôn trên dưới 100 ca.

Giả thiết nguyên nhân tỷ lệ F1 thành F0 tại Hà Nội tăng

Nhận định về con số 13%, trao đổi với VnExpress, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng tỷ lệ này cao so với trước đây do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, có khả năng nhà chức trách đánh giá F1 sát hơn nên số F1 dương tính nhiều hơn.

Thứ hai, vấn đề phát hiện F0 chậm dẫn tới F1 bị lây nhiễm và trở thành F0 nhiều hơn.

Thứ ba, cần xem xét khả năng F1 bị lây từ F0 ở cộng đồng hay khu cách ly tập trung khi mà khu cách ly bị quá tải. Cuối cùng là ý thức chủ quan của người dân, đặc biệt người đã tiêm vaccine Covid-19, không thực hiện tốt 5K dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm tăng.

"Các giả thiết trên cần có đánh giá nghiên cứu cụ thể để tìm ra được nguyên nhân chính xác", chuyên gia cho hay.

Trao đổi với Dân trí, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định, có nhiều giả thuyết cho việc tỷ lệ F1 chuyển thành F0 tại Hà Nội tăng gần gấp đôi so với trước. Một trong số đó là nguy cơ lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung.

Theo ông, cần phải có những nghiên cứu khoa học để có thể đưa ra kết luận chính xác về vấn đề này. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng việc quản lý trong khu cách ly tập trung ở giai đoạn hiện tại không được tốt như trước đây.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh về khả năng lây nhiễm khi không tuân thủ nguyên tắc 5K.

"Theo nguyên tắc, khi F1 đứng nói chuyện với F0 dưới 2m và không đeo khẩu trang/đeo khẩu trang không đúng cách trong khoảng thời gian ít nhất 15 phút thì có thể bị lây nhiễm", PGS Nga cho hay.

PGS TS Nguyễn Việt Hùng (Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội), nhìn nhận F1 bị lây từ F0 ở cộng đồng hoặc khu cách ly tập trung là nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ lây lan nhanh. Trong đó, chính là vấn đề quản lý tại các khu cách ly, dễ xảy ra lây nhiễm chéo. Ông nhận định thực tế này khó tránh khỏi, nhất là F1 chung một gia đình cách ly cùng nhau, việc quản lý chặt bên trong là điều rất khó, thông tin trên VnExpress.

Cách ly F1 tại nhà: Nên làm sớm, không cần triển khai từng bước

Chia sẻ với Dân Trí về mức độ cần thiết của việc cách ly F1 tại nhà, TS.BS Nguyễn Thu Anh - Giám đốc Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam đã dẫn chứng bài học của TPHCM.

Theo chuyên gia này, kịch bản xảy ra ở Hà Nội những ngày này giống hệt TPHCM cách đây 6 tháng. Khi đó, TPHCM mỗi ngày có 200-300 ca bệnh và vài nghìn F1.

Cách xử lý của TPHCM khi đó là truy vết, đưa F0 đi điều trị và cách ly toàn bộ F1. Nhưng rất nhanh sau đó, không còn trường học, nhà văn hóa nào đủ chỗ để cách ly F1 nữa vì trung bình mỗi F0 sẽ kéo theo 20 ca F1. Các khu thu dung (dành cho các bệnh nhân nhẹ không triệu chứng) chật nêm người. Hiện tượng lây nhiễm chéo trong khu cách ly cũng đã được lãnh đạo TPHCM và Bộ Y tế thừa nhận.

"Những gì đã xảy ra ở miền Nam cho thấy F0, F1 vẫn có thể tử vong hoặc chịu các hậu quả về sức khỏe, không phải vì Covid-19, mà có thể do các bệnh khác nhưng không được cấp cứu kịp thời. Đấy là chưa kể, việc lãng phí nguồn lực trong việc cách ly tập trung F1 và điều trị F0 triệu chứng nhẹ trong khi họ đã tiêm vaccine là lãng phí nguồn nhân lực, tài lực một cách không cần thiết", TS.BS Thu Anh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay, Hà Nội nên áp dụng cách ly tại nhà đối với tất các đối tượng thuộc diện F1 đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

"Bởi lẽ, trước Hà Nội đã có nhiều tỉnh, thành áp dụng cách ly F0, F1 tại nhà thành công. Hơn nữa, Hà Nội cũng đã có kinh nghiệm trong cách ly F2 tại nhà. Vì vậy, nên triển khai cách ly F1 tại nhà sớm, không cần triển khai từng bước"- ông Phu nói.

Giải pháp cách ly F1 tại nhà cũng được Phó giáo sư Hùng đồng tình. Ông cho rằng xuất hiện ổ dịch, tỷ lệ F1 chuyển thành F0 tăng trong tình huống "sống chung với Covid-19" là điều đã được dự đoán. Cách ly F1 tại nhà với những trường hợp đủ điều kiện là giải pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ F1 bị lây từ F0 ở cộng đồng hoặc khu cách ly tập trung, khi khu cách ly bị quá tải.

"Ý thức của người dân vẫn phải đặt trên hết", ông Phu nhấn mạnh trước bối cảnh Hà Nội ghi nhận nhiều ổ dịch phức tạp, số ca cộng đồng tăng cao. Ông khuyến cáo người dân "sống chung an toàn", thích ứng linh hoạt, luôn luôn thực hiện 5K để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.

Ngày 16/11 vừa qua, trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đang thay đổi hằng ngày và rất phức tạp, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu các địa phương phải triển khai, diễn tập thí điểm cách ly F1 tại nhà; thí điểm điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại cơ sở y tế phường, xã, thị trấn.

Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng giao UBND thành phố sớm ban hành quy định về điều kiện cách ly y tế F1 (đủ điều kiện) tại nhà, giao chính quyền địa phương, tổ Covid-19 cộng đồng phối hợp y tế cơ sở kiểm tra, xác nhận bảo đảm đủ điều kiện, tổ chức cách ly theo hướng dẫn. Công tác triển khai phải chú trọng những tiêu chí hàng đầu là bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân và không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký, ban hành Công điện số 23/CĐ-UBND nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, trong đó yêu cầu thí điểm cách ly F1 tại nhà.

PN (Nguoiduatin.vn)

Bình luận tiêu biểu (0)

Sắp xếp theo lượt thích | Sắp xếp theo ngày
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
    Xem thêm
xe.nguoiduatin.vn