Mắc bệnh gì thì không được tiêm vắc xin sởi?

Mắc bệnh gì thì không được tiêm vắc xin sởi?

Thứ 3, 25/03/2025 21:34
Không phải chỉ cần muốn là bạn có thể tiêm vắc xin sởi bất cứ khi nào. Một số bệnh lý, tình trạng sức khỏe có thể cần hoãn tiêm hoặc không thể tiêm loại vắc xin này.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não và suy dinh dưỡng nặng, thậm chí là tử vong - đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vắc xin sởi an toàn, giúp bảo vệ hơn 95% người được tiêm khỏi nguy cơ mắc bệnh và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể tiêm loại vắc xin này. 

Những người mắc một số bệnh lý dưới đây có thể gặp nguy hiểm hoặc vắc xin không phát huy tác dụng. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm phòng và hoãn tiêm, không tiêm nếu cần:

1. Nhiễm trùng cấp tính và sốt cao

Mắc bệnh gì thì không được tiêm vắc xin sởi?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính như viêm phổi nặng, viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết nên hoãn tiêm vắc xin sởi cho đến khi hồi phục. Đặc biệt là những trường hợp sốt cao trên 38,5 độC, không nên tiêm vắc xin sởi ngay lập tức. Bởi vì hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh để chống lại nhiễm trùng, có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Sốt cao có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, cần điều trị dứt điểm trước khi tiêm chủng. Còn nếu bệnh nhẹ (sốt dưới 38,5 độ C), bác sĩ có thể đánh giá tình trạng cụ thể và cân nhắc tiêm vắc xin tùy thể trạng, độ tuổi, nguy cơ lây nhiễm.

2. Ung thư

Những bệnh nhân ung thư, đặc biệt là người đang hóa trị hoặc xạ trị, không nên tiêm vắc xin sởi. Do lúc này hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, không thể tạo ra phản ứng bảo vệ hiệu quả. Vắc xin sởi là vắc xin sống giảm độc lực, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Chờ tới sau khi kết thúc điều trị ung thư, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng hồi phục của hệ miễn dịch trước khi tiêm vắc xin sởi hay bất kỳ loại vắc xin nào khác.

3. Người nhiễm HIV/AIDS giai đoạn tiến triển

Vắc xin sởi (tùy loại vắc xin và trong các trường hợp cụ thể) có thể tiêm cho người nhiễm HIV nhưng phải đảm bảo hệ miễn dịch còn hoạt động tốt. Những trường hợp không nên tiêm gồm:

- Người mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối (CD4 < 15%) do hệ miễn dịch không đủ khả năng phản ứng với vắc xin.

- Người đang có tải lượng virus cao, sức khỏe suy kiệt có nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng khi tiêm vắc xin sống.

4. Người mới ghép tạng hoặc ghép tế bào gốc

Sau khi ghép tạng, bệnh nhân phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, khiến cơ thể không thể chống lại virus trong vắc xin sởi. Vì vậy, người mới ghép tạng (trong vòng 1 - 2 năm) không nên tiêm vắc xin sởi. Người đã ổn định sau ghép tạng hay tế bào gốc có thể được xem xét tiêm vắc xin nếu bác sĩ đánh giá đủ an toàn.

5. Mắc một số bệnh lý tự miễn

Một số bệnh tự miễn có thể khiến cơ thể phản ứng mạnh hơn bình thường với vắc xin sởi, làm bệnh tiến triển nặng hơn. Vì vậy, nếu muốn tiêm vắc xin sởi cần tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ sau khi cung cấp thông tin chi tiết về bệnh lý. Những bệnh cần lưu ý gồm:

- Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp: Vắc xin có thể kích hoạt hệ miễn dịch, làm trầm trọng hơn triệu chứng.

- Xơ cứng bì, bệnh viêm ruột mạn tính: Người bệnh thường sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, làm giảm hiệu quả của vắc xin sởi.

6. Một số tình trạng sức khỏe khác

Ngoài ra, còn một số tình trạng sức khỏe khác cần đặc biệt lưu ý khi tiêm vắc xin sởi. Ví dụ như người bị rối loạn đông máu nghiêm trọng (mắc hemophilia, giảm tiểu cầu nặng…) có nguy cơ chảy máu nhiều tại vị trí tiêm, tổn thương mô. Hay những người mắc bệnh thần kinh nặng như hội chứng Guillain-Barré có thể gặp biến chứng nếu tiêm vắc xin sởi.

Người vừa truyền máu hoặc sử dụng globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng, vắc xin sởi có thể bị vô hiệu hóa. Trong trường hợp này, nên hoãn tiêm để đảm bảo hiệu quả. Người mắc bệnh lao chưa được điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị tiêm vắc xin sởi có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Mắc bệnh gì thì không được tiêm vắc xin sởi?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Phụ nữ đang mang thai cũng không được chỉ định tiêm vắc xin sởi, nếu đã tiêm cần tránh có thai trong ít nhất 1 tháng. Người dị ứng nghiêm trọng với các thành phần của vắc xin (gelatin, neomycin…) không được tiêm.

Nhìn chung, trước khi quyết định tiêm vắc xin sởi, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và xác định liệu việc tiêm vắc xin có phù hợp hay không. Việc này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong phòng ngừa bệnh sởi.

Nguồn và ảnh: VNVC, Public Health, NHS UK

Ngọc Ái

Bình luận tiêu biểu (0)

Sắp xếp theo lượt thích | Sắp xếp theo ngày
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Cùng chuyên mục

Bị vợ mắng chửi liên tục, chồng bỏ sang nhà hàng xóm “sống nhờ”: 10 ngày sau vợ đi tìm thấy cảnh khó tin

Chủ nhật, 30/03/2025 09:00
Để không bị vợ mắng chửi mỗi ngày, người đàn ông lựa chọn phương án bỏ nhà ra đi.

Valve công bố "mở cửa SteamOS", HP lập tức chê Windows là một hệ điều hành tệ

Chủ nhật, 30/03/2025 08:59
Khi phỏng vấn Josephine Tan, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch mảng Giải pháp Gaming tại HP, cho biết: Windows không phù hợp với thiết bị màn hình nhỏ.

Y tá làm “lá chắn sống” bảo vệ bé sơ sinh giữa thảm họa động đất: "Tôi chỉ có suy nghĩ duy nhất là phải bảo vệ đứa bé trong tay mình"

Chủ nhật, 30/03/2025 08:45
Giữa cơn địa chấn dữ dội tại Thụy Lệ (Vân Nam, Trung Quốc) hình ảnh một nữ y tá ôm chặt trẻ sơ sinh, lấy thân mình làm lá chắn bảo vệ, đã khiến hàng triệu người xúc động.

Philippines phô diễn sức mạnh: Quốc gia trẻ nhất châu Á đối mặt nguy cơ không thể vào ASEAN vì một lý do

Chủ nhật, 30/03/2025 08:18
Philippines đang tìm cách dẫn độ Arnolfo Teves Jnr - một cựu chính trị gia nước này, người đang phải đối mặt với tội giết người và các tội danh khác.
    Xem thêm
Nổi bật trong ngày

Top 5 máy rửa bát flagship 2025 tại Việt Nam: Đâu là "trợ thủ" đắc lực cho bếp hiện đại?

Thứ 7, 29/03/2025 08:31
Máy rửa bát đang dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong nhiều căn bếp Việt hiện đại, đặc biệt là các dòng máy cao cấp với công nghệ tiên tiến. Giữa vô vàn lựa chọn từ các thương hiệu danh tiếng, đâu là những mẫu flagship thực sự xứng tầm đầu tư?

MG G50 giá từ 559 triệu tại Việt Nam: To hơn Innova Cross, không có ADAS

Thứ 7, 29/03/2025 10:22
Giá bán của MG G50 ngang nhóm Xpander, Veloz Cross, nhưng kích thước lại cạnh tranh với Innova Cross, Custin.

Một Á hậu từng sống trong nhà vách đất: “Tôi không biết ngày mai mình còn sống không”

Thứ 7, 29/03/2025 13:09
“Tôi là cô gái vùng cao Tây Bắc, phải sống trong căn nhà tranh vách đất” – Á hậu Vũ Thúy Quỳnh nói.

Đã tìm ra cách đọc cuốn sách vài trăm trang trong 5 phút

Thứ 7, 29/03/2025 15:55
Bạn đã biết bí quyết này chưa?

HOT: Hoa hậu H’Hen Niê mang thai con đầu lòng?

Thứ 7, 29/03/2025 18:46
Cư dân mạng đặt nghi vấn nàng hậu có tin vui bởi 1 chi tiết trong loạt khoảnh khắc mới đây.
xe.nguoiduatin.vn