"Quái vật công nghệ" đắt nhất hành tinh đang khiến thế giới sửng sốt: Có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp

Thứ 5, 27/03/2025 16:55
Với chi phí ước tính vượt quá 137 tỷ đô la Mỹ, công trình này là gì và nằm ở đâu?

Đó là Nhà máy thủy điện Medog ở Tây Tạng.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa về đập thủy điện. Nguồn: ST

 Nhà máy thủy điện mạnh chưa từng có: Lu mờ siêu đập Tam Hiệp 

Tháng 12/2024, Trung Quốc "bật đèn xanh" cho việc xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới - Nhà máy thủy điện Medog tại huyện Medog, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

Tin tức này nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế bởi nhiều lẽ.

Với chi phí ước tính vượt quá 137 tỷ đô la Mỹ (1.000 tỷ Nhân dân tệ), Medog sẽ là dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ nhất hành tinh, phản ánh cam kết của Trung Quốc đối với năng lượng tái tạo. 

Theo GlobalData, đơn vị theo dõi và lập hồ sơ hơn 170.000 nhà máy điện trên toàn thế giới, Medog hiện đang ở giai đoạn công bố. Dự án sẽ được phát triển trong một giai đoạn duy nhất. Dự kiến việc xây dựng Medog sẽ bắt đầu vào năm 2029 và đi vào hoạt động thương mại vào năm 2033.

Một khi Nhà máy thủy điện Medog hoàn thành nó có thể làm lu mờ siêu đập Tam Hiệp (nhà máy thủy điện hiện đang giữ kỷ lục là lớn nhất thế giới, cũng của Trung Quốc) khi có thể sản xuất 60.000 Megawatt điện, gấp 3 lần công suất của đập Tam Hiệp.

Nhà máy thủy điện Medog dự kiến tạo ra 300 tỷ kilowatt-giờ điện mỗi năm. Con số này tương đương với mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của cả đất nước Hy Lạp.

Mục đích của dự án trăm tỷ đô này nhằm khai thác tiềm năng thủy điện của sông Yarlung Tsangpo, và đóng góp vào mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060 của Trung Quốc. 

Viện Chính sách An ninh và Phát triển (ISDP, trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển) gọi Nhà máy thủy điện Medog là "con quái vật" thực sự. 

 - Ảnh 2.

Hình ảnh về Great Bend - hẻm núi sâu nhất thế giới. Ảnh: Sand Prints

Đó là bởi, Medog nằm ở Cao nguyên Tây Tạng xa xôi và hiểm trở, là một công trình khổng lồ về kỹ thuật được thiết kế để khai thác tiềm năng thủy điện to lớn của dòng sông Yarlung Tsangpo hùng vĩ, chảy xuống mạnh khi chảy qua hẻm núi sâu nhất thế giới.

Nằm gần hẻm núi sâu nhất thế giới Great Bend của Yarlung Tsangpo, Medog tận dụng độ dốc tự nhiên của con sông là hơn 2.000 mét trong một đoạn ngắn, cung cấp tiềm năng sản xuất năng lượng vô song.

Mối lo xuyên biên giới từ Nhà máy thủy điện Medog

Kế hoạch táo bạo của Trung Quốc ở Tây Tạng đánh dấu bước tiến đáng kể trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nhưng cũng làm dấy lên những lo ngại về môi trường và địa chính trị khu vực.

Trong khi Tân Hoa Xã đưa tin rằng Nhà máy thủy điện Medog sẽ "đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu carbon của Trung Quốc và thúc đẩy phát triển khu vực" thì người Ấn Độ và Bangladesh - hai trong số các quốc gia vùng hạ lưu - lại lo ngại một vấn đề khác.

"Dự án đầy tham vọng này có thể định hình lại địa chính trị của các nguồn nước xuyên biên giới ở Nam Á. Những tác động của nó vượt xa những kỳ quan kỹ thuật của nó. Medog đặt ra cả cơ hội và thách thức cho sự ổn định và hợp tác trong khu vực" The India Forum (một tạp chí của Ấn Độ chuyên bình luận về các vấn đề đương đại) nhận định.

 - Ảnh 3.

Địa hình hiểm trở tại cao nguyên Tây Tạng. Nguồn: NASA/GSFC/METI/ERSDAC/JAROS và Nhóm khoa học ASTER của Mỹ/Nhật Bản

Ấn Độ và Bangladesh đã nêu lên mối quan ngại về tác động của dự án Medog đối với an ninh nguồn nước trong khu vực. 

Sông Yarlung Zangbo (hay còn gọi là Brahmaputra ở Ấn Độ) chảy vào các quốc gia này và bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào đối với dòng chảy của nó đều có thể tác động đến nguồn cung cấp nước của họ, nơi có bộ phận người dân phụ thuộc vào Brahmaputra để làm nông nghiệp và đánh bắt cá. 

Chưa kể, các quốc gia này cũng có những lo ngại về sự ổn định địa chất của khu vực, vì dự án này nằm ở nơi hội tụ của các mảng lục địa Ấn Độ và Á-Âu - khu vực hoạt động kiến tạo mạnh. Một trận động đất có thể phá hủy Medog và gây ra lũ lụt thảm khốc. 

"Dự án Nhà máy thủy điện Medog của Trung Quốc là con dao hai lưỡi đối với Nam Á. Trong khi nó thể hiện tiềm năng của năng lượng tái tạo, nó cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về hợp tác quản lý nước xuyên biên giới. 

Đối với Ấn Độ và các nước láng giềng, con đường phía trước bao gồm việc thu hút Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao để thiết lập khuôn khổ chia sẻ dữ liệu và quản lý nước chung, nhấn mạnh lợi ích chung và bảo tồn sinh thái. Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan và Nepal phải hợp tác với nhau để xây dựng lập trường thống nhất, tận dụng lợi ích chung của họ để đàm phán hiệu quả với Trung Quốc" - Viện ISDP cho biết.

Trang Ly

Bình luận tiêu biểu (0)

Sắp xếp theo lượt thích | Sắp xếp theo ngày
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Cùng chuyên mục

Bài toán “Làm cách nào để 9 + 1 = 0?” Đáp án không hề khó nhưng học giỏi cũng phải chịu thua

Thứ 6, 04/04/2025 10:04
Thay đổi cách nghĩ đơn giản hơn một chút, bạn sẽ tìm ra đáp án cho câu hỏi thú vị này.

Honda ICON:e chốt giá từ 26,9 triệu đồng tại Việt Nam: Chạy 50km/sạc, thuê pin 350.000 đồng/tháng không giới hạn km

Thứ 6, 04/04/2025 10:02
Mẫu xe máy điện đầu tiên của Honda tại Việt Nam được bán ra dưới hình thức thuê pin, tương tự như VinFast từng làm trước đây.

"Chiến thần" trong chiến dịch cứu nạn cứu hộ tại Myanmar của Đoàn cứu nạn Bộ Công an Việt Nam

Thứ 6, 04/04/2025 09:50
Trong chiến dịch cứu nạn cứu hộ lần này tại Myanmar của Đoàn cứu nạn Bộ Công an Việt Nam, các cán bộ chiến sĩ đã sử dụng linh hoạt các phương tiện hiện đại. Trong đó, những chiếc kìm thủy lực được các cán bộ chiến sĩ gọi là "chiến thần".

Tuyển Việt Nam sẽ tạo bất ngờ lớn, Indonesia dễ thua đậm ở trận ra quân giải săn vé World Cup?

Thứ 6, 04/04/2025 09:47
Cả U17 Việt Nam và U17 Indonesia đều bị đánh giá “cửa dưới” ở trận mở màn giải châu Á diễn ra tối nay (4/4).

Công an TP.Hà Nội truy tìm đối tượng lừa đảo 57 tỷ đồng ở Dương Nội

Thứ 6, 04/04/2025 09:32
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội đang xác minh đơn tố giác 2 đối tượng liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Dương Nội, Hà Đông.
    Xem thêm
Nổi bật trong ngày

Mỹ áp thuế quan 46% với Việt Nam, loạt công ty Mỹ bị ảnh hưởng: "Ông Trump khiến chúng tôi phá sản"

Thứ 5, 03/04/2025 09:04
Trong nhiều năm, Việt Nam là lựa chọn thay thế phổ biến cho các công ty tránh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Giờ đây, các công ty này không còn tránh né được nữa.

3 thói quen dùng nước tương gây hại gan thận, 90% gia đình mắc phải

Thứ 5, 03/04/2025 10:49
Những sai lầm khi dùng nước tương dưới đây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn, nên bỏ ngay trước khi quá muộn.

Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt", khán giả "khóc đến mức nhập viện" 

Thứ 5, 03/04/2025 11:56
Bộ phim này đang gây náo loạn màn ảnh nhỏ VTV vì chứa quá nhiều tình tiết đau thương. 

Phát hiện mới: 1 thứ thải ra hơn 250.000 hạt vi nhựa nhưng hàng triệu người đang ăn mỗi ngày

Thứ 5, 03/04/2025 14:44
Một nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thực hiện đã chỉ ra rằng loại kẹo phổ biến được hàng triệu người tiêu thụ mỗi ngày có thể thải ra hàng trăm nghìn hạt vi nhựa khi nhai.

Tịch thu 5 kg vàng của người đàn ông nhiều ngày liên tiếp vào cửa hàng mua không nhìn giá: Phát hiện đường dây tinh vi phía sau

Thứ 5, 03/04/2025 15:58
Những tưởng gặp được vị khách hào phóng, tiệm vàng Trung Quốc dần nhận ra có điều bất ổn trong hoạt động mua hàng của người này.
xe.nguoiduatin.vn