Giấc ngủ có vai trò rất lớn với sức khỏe, đây là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, tự chữa lành. Vì thế, một giấc ngủ dài, sâu sẽ giúp chúng ta ngày một khỏe mạnh hơn.
Bản thân việc thức giấc vào ban đêm không phải là vấn đề quá lớn nếu như sau đó bạn dễ dàng trở lại giấc ngủ. Còn trong trường hợp thức giấc và tỉnh táo lúc đêm khuya thì lại là việc đáng lo ngại.
Nếu bạn thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi đêm, cơ thể bạn đang muốn cảnh báo với bạn điều gì đó. Tình trạng này có thể do sự mất cân bằng của một cơ quan nhất định.
Dưới đây là đánh giá của các bác sĩ về sức khỏe của bạn tùy thuộc vào múi giờ bạn hay tỉnh giấc giữa đêm. Khoảng thời gian mất ngủ liên quan tới sự bất ổn của các cơ quan cụ thể:
22 - 23h: Hormone và chuyển hóa
Nếu bạn chật vật ngay khi vừa chợp mắt, nhiều khả năng bạn đang có những chuyện mệt mỏi gây khó ngủ. Lúc này, bác sĩ khuyên bạn nên cố gắng tìm ra gốc rễ của điều khiến bạn bực bội, stress.
Không thể ngủ vào thời điểm đó cũng có thể do bạn mất cân bằng nội tiết ở tuyến giáp hoặc có trục trặc trong chuyển hóa.
23h - 1h sáng: Túi mật
Không ngủ được trong khoảng thời gian nửa đêm cảnh báo bạn đang cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ trong túi mật. Khi đó, bạn mất đi sự tự tin, khả năng phán đoán kém và khó tiêu hóa chất béo.
1h sáng - 3h sáng: Gan
Khi thường xuyên thức dậy vào sáng sớm, bạn hãy nghĩ xem có phải mình đang kìm nén sự tức giận trong thời gian dài không? Nếu bạn cáu kỉnh, bực bội, đó có thể do sự mất cân bằng trong gan. Bộ phận này liên quan đến cảm xúc của cá nhân.
Các triệu chứng của sự mất cân bằng gan có thể bao gồm kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, thiếu máu, mệt mỏi mạn tính và đau đầu.
3h - 5h sáng: Phổi
Ngoài việc thức dậy vào khoảng thời gian trên, bạn có khả năng bị phổi nếu có thêm các dấu hiệu như thở khò khè, ho. Một số người bị hen suyễn cũng hay tỉnh vào thời điểm trên.
5-7h sáng: Ruột già
Khoảng 2 tiếng đồng hồ trên là thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh, thải loại những chất độc trong cơ thể bạn. Bởi vậy, tỉnh dậy vào thời điểm trên không có gì bất ổn nếu bạn đã ngủ đủ 8 tiếng.
Lời khuyên để ngủ ngon hơn
Trong ngày:
· Tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập gần giờ đi ngủ vì có thể dẫn đến gián đoạn giấc ngủ.
· Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn vào ban ngày để giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể.
· Không ngủ trưa dài, đặc biệt vào cuối buổi chiều.
· Thức dạy vào một thời điểm cố định trong ngày.
Khi đi ngủ:
· Hạn chế uống rượu, caffein và nicotine vào buổi tối.
· Tắt đèn, tắt thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này có thể kích thích não và gây khó ngủ.
· Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ, chẳng hạn như tắm nước nóng hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng.
· Nhiệt độ phòng ổn định, không nóng hay lạnh quá.
· Nhắm mắt, thả lỏng các cơ và thở đều.
HL (Nguoiduatin.vn)
Bình luận tiêu biểu (0)