Tiêm HPV không ảnh hưởng đến kinh nguyệt, không gây chậm kinh và không cản trở sự phát triển của trẻ dậy thì. Trên thực tế, vắc xin HPV được khuyến nghị cho mọi người từ 9 đến 45 tuổi, đặc biệt là độ tuổi "vàng" từ 9-14 tuổi là nhóm nên ưu tiên tiêm chủng. Nghiên cứu cho thấy kháng thể ở trẻ 9-14 tuổi duy trì ổn định và không suy giảm theo thời gian.
Ngày nay, nhiều phụ huynh đã nhận thức rõ hơn về tác động của HPV đối với sức khỏe con em mình, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, một số vẫn lo ngại về việc tiêm vắc xin sớm có thể gây chậm kinh hoặc cho rằng trẻ vị thành niên không có nguy cơ nhiễm HPV vì chưa quan hệ tình dục.
Thực tế, nghiên cứu tại Bắc Mỹ trên nhóm bé gái 15-16 tuổi cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV đáng báo động: 45,5% trẻ có HPV trong âm đạo, 20% phụ nữ phát hiện nhiễm HPV chỉ sau 4 tháng bắt đầu quan hệ tình dục và con số này tăng lên 45% sau 26 tháng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm phòng HPV sớm.
Vắc xin HPV an toàn, không ảnh hưởng đến kinh nguyệt và quan hệ tình dục không phải là con đường lây nhiễm duy nhất. HPV còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với dụng cụ y tế phụ khoa, đồ lót nhiễm mầm bệnh, hoặc khi da bị tổn thương tiếp xúc với virus.
Tiêm HPV có làm mãn kinh sớm không?
Tiêm HPV không làm phụ nữ mãn kinh sớm. Mãn kinh sớm là tình trạng phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi sớm hơn dự kiến. Thông thường, phụ nữ bắt đầu mãn kinh từ 45 đến 55 tuổi.
Tại Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình phụ nữ bắt đầu mãn kinh là 51 tuổi. Mãn kinh sớm có thể xảy ra ở độ tuổi từ 40 đến 45 do nhiều nguyên nhân như: Trong gia đình có người thân mãn kinh sớm, phụ nữ có thói quen hút thuốc lá mãn kinh sớm hơn người không hút từ 1-2 năm, hóa trị hoặc xạ trị vùng chậu trong điều trị ung thư, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc cắt bỏ tử cung.
Ngoài ra, có 30-60% phụ nữ bị mãn kinh sớm do mắc bệnh tự miễn, trong đó, thường gặp nhất là các bệnh như tuyến giáp, quai bị, cường giáp, Addison… Một số trường hợp hiếm gặp khác, khi hệ thống miễn dịch vốn có chức năng nhắm vào các mầm bệnh lại tấn công vào buồng trứng, khiến buồng trứng không thể tạo ra hormone.
Phụ nữ nhiễm HIV nếu không kiểm soát bệnh tốt cũng có thể mãn kinh sớm hơn. Phụ nữ thiếu nhiễm sắc thể hoặc rối loạn nhiễm sắc thể cũng có thể gặp tình trạng mãn kinh sớm. Ví dụ như phụ nữ thiếu hụt 17-alpha-hydroxylase, galactosemia, loạn dưỡng loạn sản cơ, hội chứng Digeorge, mất đoạn nhiễm sắc thể, hội chứng Turner,…
Ngoài ra, có 61% trường hợp mãn kinh sớm ở nữ giới trong độ tuổi trung bình 37 tuổi là do bị viêm não tủy/hội chứng mệt mỏi mãn tính (ME/CFS).
Bị trễ kinh uống gì
1. Uống đủ nước
Cơ thể người có hơn 70% là nước, cơ thể cung cấp đủ nước sẽ giúp việc chuyển hóa dinh dưỡng, đào thải chất độc và giúp cơ quan trong cơ thể được vận hành trơn tru trong đó có hệ thần kinh-nội tiết. Việc uống đủ nước giúp lượng kinh nguyệt được điều hòa tốt hơn, hạn chế tình trạng trễ kinh.
2. Nước ngò tây
Đây là một loại nước ít phổ biến tuy nhiên lại có tác dụng với chị em bị trễ kinh. Theo các ghi chép thì ngò tây được sử dụng trong việc thúc đẩy kinh nguyệt từ nhiều thế kỷ trước. Trong ngò tây có chưa hai chất là Apiol và myristicin có tác dụng kích thích các cơn co thắt tử cung. Chất Apiol còn giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ, điều này giúp điều hòa kinh nguyệt cũng như giảm những cơn đau bụng kinh gây ra.
3. Nước ép đu đủ
Nước ép đu đủ hoặc các món ăn, đồ uống được chế biến từ đu đủ luôn nằm trong danh sách đồ uống khi bị trễ kinh. Đu đủ có thể kích thích các cơn co bóp ở tử cung và giúp điều hòa kinh nguyệt. Chất carotene có trong đu đủ giúp kích thích hormone estrogen từ đó gây ra hiện tượng hành kinh. Có nhiều cách để chế biến đu đủ như làm nước ép, sinh tố, nấu canh…
4. Nước gừng
Hãy thử sử dụng gừng nếu chị em đang bị trễ kinh và mong muốn hành kinh sớm. Trong gừng giàu các hợp chất hoạt tính sinh học có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể và gây ra kinh nguyệt. Bên cạnh đó, gừng có đặc tính chống co thắt và giảm bớt các triệu chứng khi hành kinh như đau bụng. Bên cạnh đó, trong gừng có chưa gingerol có thể giảm bớt tình trạng viêm nhiễm trong thời kỳ kinh nguyệt. (3)
Chị em có thể nghiền lấy gừng để lấy nước sau đó thêm 1 ít mật ong vào và sử dụng. Bên cạnh đó một các khác để sử dụng gừng là làm trà gừng. Để pha trà gừng, chị em lấy một ít nước vừa đủ cho vào nồi và dùng một ít gừng cắt lát cho vào nước. Đun sôi trên lửa vừa trong 3 phút và uống khi nước còn ấm.
5. Nước ép cần tây
Cần tây là một trong những loại rau tốt nhất cho sức khỏe và là một lựa chọn thực phẩm tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn uống trong thời kỳ kinh nguyệt. Cần tây rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K và folate. Loại thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp kali tốt, có thể giúp chống lại tình trạng đầy hơi thường xảy ra trong kỳ kinh nguyệt.
Ngoài lợi ích dinh dưỡng, cần tây còn chứa các hợp chất có thể giúp giảm đau bụng kinh. Apigenin, một loại flavonoid được tìm thấy trong cần tây, đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm có thể làm giảm đau và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Cần tây cũng chứa coumarin, có thể giúp điều hòa lưu lượng máu và ngăn ngừa chảy máu nặng.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng cân tây là an toàn và là một trong những cách giúp chị em sớm có kinh. Chị em có thể sử dụng nước ép cần tây vào buổi sáng và nên uống trước bữa sáng 30 phút.
6. Thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể gây ra việc hành kinh bằng cách tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Mức độ hormone estrogen tăng sẽ kích thích các cơn co thắt tử cung từ đó kích thích việc chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin C cũng có thể làm giảm nồng độ progesterone, thành tử cung sẽ không được củng cố và nội mạc tử cung bị phá vỡ và kinh nguyệt xuất hiện.
Các thực phẩm, trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi, các loại rau củ như cà chua, bông cải xanh, ớt chuông… có thể được đưa vào chế độ ăn hàng ngày.
7. Nghệ
Củ nghệ đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm mạnh, có thể giúp giảm tình trạng viêm – một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố và các rối loạn kinh nguyệt khác. Ngoài ra, nghệ còn có thể kích thích sản xuất estrogen và progesterone, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung bột nghệ trong 8 tuần giúp giảm đáng kể cơn đau bụng kinh và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Một nghiên cứu khác cho thấy nghệ có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD), một dạng PMS nghiêm trọng.
Hơn nữa, nghệ đã được tìm thấy có đặc tính chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa. Căng thẳng oxy hóa có thể dẫn đến tổn thương tế bào và viêm, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa, nghệ có thể giúp cải thiện sức khỏe kinh nguyệt tổng thể.
Chất curcumin trong nghệ có thể giúp cân bằng hormone và thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Vì vậy nghệ là thức uống hoàn hảo mỗi khi bị trễ kinh. Để sử dụng bột nghệ trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hãy thêm một thìa bột nghệ vào sữa ấm và uống trước khi đi ngủ.
8. Nước ép dứa
Khi nói đến nước trái cây, nước ép dứa là hữu ích nhất trong thời kỳ kinh nguyệt. Dứa có chứa một loại enzyme gọi là bromelain có tác dụng làm bong lớp niêm mạc tử cung, giúp điều hòa kinh nguyệt. Bạn có biết rằng dứa làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và bạch cầu, giúp máu lưu thông tốt hơn? Tóm lại, nước ép dứa là thứ không thể thiếu đối với những người đang phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt không đều và trễ kinh.
Bình luận tiêu biểu (0)