Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không "bán đồng nát"?

Thứ 4, 29/11/2023 06:37
Mạng lưới đường sắt thông thường và đường sắt cao tốc khổng lồ của Trung Quốc có thể "thải" ra hàng triệu tấn đường ray phế liệu mỗi năm.

Trung Quốc thay thế hàng triệu tấn đường ray mỗi năm

Đường sắt thông thường và đường sắt cao tốc (HSR) hiện đã trở thành một trong những phương tiện phổ biến để người dân Trung Quốc di chuyển đến hầu hết các khu vực của đất nước tỷ dân.

Và để đạt được điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã phải xây dựng rất nhiều tuyến đường sắt, sử dung lượng lớn đường ray.

Nhưng đường ray cũng có tuổi thọ và sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn, và mỗi năm người Trung Quốc lại phải thay thế hàng triệu tấn đường ray.

Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về sự khác biệt giữa đường ray của đường sắt thông thường và đường sắt cao tốc. Nếu tinh mắt, bạn sẽ thấy rằng bên cạnh đường ray đường sắt thông thường là một lớp đá, nhưng chúng không xuất hiện ở đường ray HSR. Tại sao lại thế?

Tốc độ của tàu cao tốc có thể đạt trên 300 km/h, trong khi tốc độ tối đa của tàu hỏa thông thường chỉ khoảng 100-160 km/h. Điều này tạo ra khác biệt đáng kể về kết cấu và vật liệu giữa đường ray HSR và đường ray thông thường để thích ứng với các yêu cầu về tốc độ.

Đường sắt thông thường chủ yếu được trải lớp đá có tên gọi là đá ba lát (tiếng Anh: ballast) giúp phân tán áp lực lên đường ray, giảm chấn động và tiếng ồn, đồng thời có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng của đường ray.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không bán đồng nát? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, đường ray có đá ba lát không có yêu cầu cao về độ phẳng, chỉ phù hợp khi chạy ở tốc độ thấp, đường sắt tốc độ cao có yêu cầu rất cao về độ phẳng của đường, sử dụng đường ray không dằn đá ballast và được cấu kết bằng bê tông hoặc nhựa đường.

Độ phẳng của đường ray HSR phải được kiểm soát trong phạm vi 1 mm vì nếu không tàu cao tốc sẽ rung lắc dữ dội khi di chuyển với tốc độ cao và gây hư hỏng đường ray.

So với đường sắt thông thường, chi phí xây dựng và bảo trì đường ray HSR cao hơn vì các tuyến đường sắt tốc độ cao sử dụng đường ray không dằn, đòi hỏi một lượng lớn bê tông và nhựa đường chất lượng cao.

Việc lắp đặt đường ray cho HSR cũng đòi hỏi tiêu chuẩn cao - dẫn tới chi phí nhân công và vật tư rất lớn.

Tuổi thọ sử dụng của đường ray không dằn có thể lên tới 60 năm, nhưng để đảm bảo an toàn, độ hao mòn cần được kiểm tra thường xuyên và khi vượt quá một tiêu chuẩn nhất định sẽ phải thay thế kịp thời.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không bán đồng nát? - Ảnh 2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ đường ray

Tuổi thọ sử dụng của đường ray tùy thuộc vào chính vật liệu làm ra chúng.

Khi chọn loại đường ray, người ta chủ yếu cân nhắc 3 điểm. Đầu tiên là chúng phải đủ cứng để chịu được trọng lượng của tàu, thứ hai là đủ dẻo dai để không bị đứt gãy khi tàu chạy cuối cùng và phải có đủ khả năng chống mài mòn để chịu được thời gian vận hành lâu dài.

Vì lý do này, Trung Quốc chủ yếu sử dụng thép mangan để làm đường ray, loại vật liệu này có độ cứng và độ dẻo dai cao, đồng thời bề mặt có thể tạo thành màng oxit để bảo vệ kết cấu bên trong.

Tuy nhiên, tuổi thọ đường ray làm từ cùng một loại vật liệu cũng rất khác nhau nếu được đặt ở các vị trí khác nhau - chủ yếu liên quan đến tần suất hoạt động và tải trọng của tàu trong khu vực đó.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không bán đồng nát? - Ảnh 3.

Trên các tuyến chở hàng nặng - đường ray chịu áp lực rất lớn và cần được thay thế hàng năm. Tuy nhiên, các tuyến vận tải hành khách hạng nhẹ, đường ray có thể được sử dụng trong vòng 7 đến 8 năm.

Trong quá trình sử dụng, các nhân viên đường sắt sẽ thường xuyên kiểm tra đường ray và nếu phát hiện hiện tượng mòn nghiêm trọng hoặc hư hỏng bên trong, đường ray sẽ được thay thế kịp thời để đảm bảo vận hành an toàn.

Vậy những đường ray bị thay thế sẽ đi đâu?

Thay vì tái chế, người Trung Quốc lại chôn đường ray?

Đối với những đường ray bị thay thế, tùy theo tình hình cụ thể của chúng ngành đường sắt Trung Quốc sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau. Đối với những đường ray bị mòn nhẹ, trước tiên họ sẽ cất giữ chúng tại các ga, bãi bảo dưỡng để dự phòng.

Nhưng nếu độ mòn nghiêm trọng cần phải loại bỏ và nếu điều kiện vận chuyển cho phép, họ sẽ cho lên xe tải và vận chuyển đến nhà máy thép.

Thép dùng làm đường ray có chất lượng cao, có thể nấu chảy và tái sử dụng trong công nghiệp vừa giúp tiết kiệm năng lượng so với sản xuất từ đầu vừa giúp bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên không phải đường ray nào ở Trung Quốc cũng được tái chế. Đặc biệt là đường ray HSR.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không bán đồng nát? - Ảnh 4.

Lý do là vì mạng lưới HSR ở Trung Quốc trải rộng khắp nước - bao gồm cả các khu vực trong núi sâu, hoang mạc hoặc rừng già - nơi giao thông đi lại rất bất tiện. Việc vận chuyển những đoạn đường ray dài vài km và nặng hơn 1 kg mỗi thanh rất khó khăn.

Vậy tại sao không bán phế liệu?

Đường ray cũ hỏng không có nghĩa là nó vô chủ, tùy ý xử lý - chúng vẫn là tải sản quốc gia và không một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào được mua bán chúng khi chưa được phép nếu không sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật.

Cần lưu ý rằng đường sắt Trung Quốc cũng có quy định rõ ràng rằng phế liệu không được chất đống xung quanh đường ray.

Và thay vì mất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển, việc chôn đường ray cũ hỏng tại chỗ sẽ tiết kiệm chi phí hơn./.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không bán đồng nát? - Ảnh 5.

Hoài Giang

Bình luận tiêu biểu (0)

Sắp xếp theo lượt thích | Sắp xếp theo ngày
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Cùng chuyên mục

Bộ Công an đề xuất: Người đánh bạc từ 10 triệu đồng sẽ bị phạt tới 200 triệu và phạt tù đến 3 năm

Thứ 4, 09/04/2025 06:00
Bộ Công an đề xuất người nào đánh bạc trái phép từ 10 đến dưới 100 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự, thay vì thấp nhất từ 5 triệu đồng như hiện nay

Thấy con gái bước đi loạng choạng, bố mẹ đưa đi khám, sững sờ khi nhìn vào ảnh chụp CT

Thứ 4, 09/04/2025 05:30
Mới đây, một bé gái 10 tuổi đã được đưa vào Bệnh viện Nhân dân Hà Nam, Trung Quốc cấp cứu sau khi có các dấu hiệu đau đầu, đi không vững.

Mỹ Tâm - "thần tài" của showbiz Việt

Thứ 3, 08/04/2025 22:55
Mỹ Tâm không chỉ khẳng định vị thế vững chắc trong làng nhạc Việt mà còn được mệnh danh là "thần Tài " hễ đụng vào đâu là thành công ở đó. Bất kể đó là sản phẩm âm nhạc, phim ảnh hay thời trang... cái tên Mỹ Tâm luôn bảo chứng cho việc "cháy hàng".

1 loại quả giúp da dẻ sáng bừng, ‘‘chặn đứng’’ các dấu hiệu lão hóa: Chị em nên dùng thường xuyên

Thứ 3, 08/04/2025 22:27
Thứ quả này mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và làn da của con người.
    Xem thêm
Nổi bật trong ngày

Bugatti trước nguy cơ bị mua lại bởi một hãng xe non trẻ, biến thành hãng siêu xe điện 100%

Thứ 3, 08/04/2025 07:23
Rimac có thể trở thành thế lực lớn của làng xe thể thao toàn cầu nếu thâu tóm thành công Bugatti từ tay Volkswagen.

Chỉ vì một bức ảnh, nhóm du khách liều lĩnh chặn cả dòng xe trên đường khiến dân mạng phẫn nộ

Thứ 3, 08/04/2025 09:51
Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nhóm du khách ngang nhiên dàn hàng giữa lòng đường đông phương tiện qua lại để chụp ảnh, bất chấp nguy hiểm.

Báo Indonesia: “Tuyển Việt Nam trình diễn hình ảnh ngoạn mục”

Thứ 3, 08/04/2025 10:56
Truyền thông Indonesia tỏ vẻ ngỡ ngàng với cách mà U17 Việt Nam đã cầm chân ứng viên vô địch Nhật Bản ở giải châu Á.

Tuyển thủ Việt Nam đi kiểm tra doping ngay sau khi ghi bàn vào lưới Nhật Bản

Thứ 3, 08/04/2025 11:53
Trần Gia Bảo là 1 trong 2 cầu thủ U17 Việt Nam đi kiểm tra doping sau trận đấu với U17 Nhật Bản.

Thủ đoạn lừa đảo mới, chưa từng xuất hiện liên quan đến ship hàng

Thứ 3, 08/04/2025 14:05
Bộ Công an ghi nhận một thủ đoạn lừa đảo tinh vi mới nhắm vào các khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển qua ứng dụng xe công nghệ.
xe.nguoiduatin.vn