Hình ảnh xấu xí khi lên mạng phát biểu, gọi người đáng tuổi cha mẹ mình là "thằng", "con"
Mới đây, NSND Tự Long là cái tên hot nhất mạng xã hội sau khi anh bị một nhóm người dùng MXH tràn vào trang cá nhân và ném vào những từ ngữ nặng nề như "đú fame", "ông già", "chưa đủ tầm"…
NSND Tự Long đã lên tiếng và khẳng định dù người trẻ hay người già đều nên nói chuyện có văn hoá với nhau. "Câu chuyện này nên rạch ròi rõ ràng. Ai yêu ai thích ai cũng được nhưng hãy nhớ chúng ta đang thưởng thức nghệ thuật dưới góc nhìn của những người có văn hóa dân tộc Việt Nam. Là một dân tộc yêu hòa bình. Trọng tình, trọng nghĩa, hiếu học, yêu nước. Không có bố mẹ nào muốn con mình là đứa m** d**. Không nhà trường nào muốn học sinh của mình là đứa vô học".
Tuổi trẻ sẽ lớn lên, thần tượng rồi cũng sẽ già. Nhưng những gì chúng ta nói ngày hôm nay sẽ được lưu giữ đến ngàn năm sau, muốn thay đổi cũng không được. Facebook nhớ dai lắm. Nên hãy giữ mình và sống sao cho phải, ngày mai chưa biết ai hơn ai!".
Dòng chia sẻ của NS Tự Long nhanh chóng nhận được nhiều bình luận ủng hộ của cộng đồng mạng. Nhiều người không khỏi sốc khi biết có những comment nặng nề như vậy nhắm đến một nghệ sĩ lâu năm trong nghề như NSND Tự Long.
NSND Tự Long sinh năm 1973, quân hàm Đại tá và hiện đang đảm nhận chức vụ Phó Giám đốc Nhà hát Quân đội - một nơi đang góp phần gìn giữ nghệ thuật chèo truyền thống.
So với các bạn trẻ Gen Z bây giờ, NSND Tự Long đều ở vị trí cha chú. So về thành tích và công việc, NS Tự Long cũng đã cống hiến nhiều năm cho văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Đó là một người ở vị trí tiền bối và bậc cha chú, cũng luôn cố gắng phấn đấu vì nghệ thuật nước nhà.
Thế nên dù bạn có định bình luận tiêu cực hay phản bác cỡ nào, xin hãy bình tĩnh và dành sự tôn trọng nhất định cho người lớn như NS Tự Long.
NS Tự Long là bậc cha chú với các bạn Gen Z và có nhiều đóng góp cho nghệ thuật của Việt Nam.
Hãy tưởng tượng đó là cha mẹ của chúng ta.
Khi đi ngoài đường thì bị nhóm người trẻ hỗn hào gọi "thằng", "con", "đú fame", "ông già"… Phẫn nộ và khó chịu chứ? Vậy nên nếu bạn mong có người bao dung và kiên nhẫn với những lời cha mẹ mình nói, thì hãy học cách bao dung và kiên nhẫn với những người đứng tuổi cha chú.
Mạng xã hội khiến cho những bình luận "ý kiến" hay "đóng góp" đi xa hơn khi núp dưới cái bóng ẩn danh. Không ai bắt bạn là hoa hậu thân thiện, không được "mỏ hỗn", nhưng trước khi quyết định toxic, hãy nhìn xem xét tình huống nào, người bạn nói đến họ ở vị trí nào, tuổi tác ra sao.
Nếu người đó là bậc cha chú, hãy dừng lại một bước. Nếu người đó là bậc cha chú sống tử tế, có nhiều năm kinh nghiệm, có vốn kiến thức rộng, hãy dừng thêm một bước nữa.
Đây hoàn không phải là vấn đề "coi mặt" để đối xử với nhau. Có 1 sự thật là, nếu bạn nêu lên ý kiến của mình và muốn chúng được người khác bình tĩnh lắng nghe, thu nhận... bạn cũng cần là 1 người đáng để đối phương lắng nghe trước đã. Bạn đã cho thấy sự "uy tín" của mình chưa?
Tự do ngôn luận, yêu - ghét luôn tồn tại, nhưng hãy nhớ vị trí của mình và cách mình cất tiếng nói rất quan trọng.
Tuổi trẻ ai cũng nông nổi nhưng xin là một người yêu nghệ thuật có văn hoá
Và ở khía cạnh nào đó, sau khi gập màn hình máy tính xuống, chúng ta lại bắt đầu cuộc sống thực của mình với trăm nghìn vấn đề. Không chắc là bạn có nhớ đến những lời mạt sát người khác, nhưng chúng sẽ vẫn ở đó khiến ai nhìn vào cũng lắc đầu ngán ngẩm, nghĩ: Con cái nhà ai lại hỗn thế này? Lên mạng chỉ trích một người đáng tuổi cha mẹ mình theo cách như vậy, về nhà khi có điều gì trái ý, còn "manh động" đến thế nào?
NS Tự Long được yêu mến nhờ truyền tải tinh thần yêu nước, gìn giữ văn hoá đến các bạn trẻ thông qua Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.
Bên dưới bài viết của NS Tự Long, nhiều bạn trẻ đã tự đưa ra góc nhìn của mình với câu chuyện trên, đây không phải lần đầu chứng kiến những "cuộc tấn công" kiểu như thế này. Hầu hết đều ủng hộ việc phải nói chuyện có văn hoá trên mạng, đặc biệt là với người lớn tuổi.
- "Mình cũng còn nhỏ tuổi nhưng thật sự không thể thốt lên từ nào khi nhìn bình luận tiêu cực về chú Tự Long. Chú hơn 50 tuổi, mà có người đi kèn cựa từng dấu chấm với dòng trạng thái của chú. Cái thời của chú đứng trên sân khấu, cũng là thời của cha mẹ mình. Nói năng hỗn với người bằng tuổi cha mẹ mà không cảm thấy có vấn đề à".
- "Một số bạn trẻ lên mạng gọi người lớn bằng "thằng, con" với lý do họ không đáng được tôn trọng. Để đặt lại vấn đề là mình có thể kêu ba mẹ các bạn bằng "thằng, con" được không? Với cùng lý do nhà này không biết dạy con, không cần phải tôn trọng ba mẹ làm gì. Tất nhiên sẽ không làm vậy rồi. Vì mình luôn chọn cư xử hợp lẽ thông thường.
Tuổi trẻ ai cũng nông nổi. Cứ cho rằng mấy chuyện này tầm thường, thích thì nói, nhanh chóng sẽ quên đi. Nhiều bạn trẻ cho rằng người mình thần tượng sẽ thích như vậy, nhưng lại nghĩ quá ít cho bản thân và gia đình. Thần tượng chắc cũng không muốn thấy fan trong bộ dạng phản biện vô lý đó đâu. Trước khi làm vậy nên nghĩ công bằng một chút. Mặc dù nhiều nick ảo nhưng chuyện người ta đánh giá con người là thật. Không cần quá nhẹ nhàng, dịu dàng nhưng nhất định nên hợp tình hợp lý. Sau này bạn sẽ thấy cuộc đời đẹp hơn rất nhiều".
- "Thật sự không muốn chú biết đến những bình luận xấu xí, những lời lẽ vô văn hoá này chút. nào. Nhưng mà tính chú rất thẳng thắn, và như chú nói "Vàng thau không lẫn lộn. Lộn xộn là phải nói". Chú lên tiếng cũng giống như tiếng nói đại diện cho các anh tài khác trong chương trình về vấn đề một số cư dân mạng tràn vào trang cá nhân, công kích nghệ sĩ một cách vô văn hoá. Và cũng là dạy lại cho một số bạn trẻ về việc nên ăn nói với người lớn tuổi thế nào".
- "Thích cái cách các chú dám đứng lên bảo vệ nhau và bảo vệ chính mình. Làm nghệ thuật chân chính không việc gì phải sợ ai hết. Nếu các bạn thật sự yêu thích chương trình mình đang xem, thì trước khi có phát ngôn gì hay suy nghĩ tới chương trình đó đi ạ, có câu "fan là bộ mặt của idol" đó".
Gây war là câu chuyện nói mãi không hết giữa các fandom với nhau. Nếu bạn là fan lâu năm của một cồng động âm nhạc nào đó, đặc biệt là K-Pop, chắc hẳn bạn sẽ hiểu được cảm giác muốn bảo vệ thần tượng đến cùng. Càng là idol hàng top thì fandom càng "mỏ hỗn" hết công suất. Thành ra, người ta hay nói vui là mong idol của mình bớt nổi tiếng đi, cho bớt thành phần fan nhiều chuyện và sân si.
Khi quyết định toxic một ai, bạn sẽ thấy những bình luận tiêu cực đang gây ảnh hưởng đến chính mình. Khi bạn "gây chiến" trên mạng và bị cuốn theo dòng tiêu cực, bạn có thể sẽ chưng hửng và phẫn nộ, không có chỗ nào xả ra nếu đối phương chỉ đơn giản... gập máy tính và không rep nữa.
Fan lúc nào cũng muốn idol của mình là nhất, để rồi không ít người được dịp "mỏ hỗn" để dìm đối thủ. Nhưng giới hạn nào cho những dòng bình luận tiêu cực này?
NSND Tự Long đã có câu trả lời thay: "Ai yêu ai thích ai cũng được. Nhưng hãy nhớ chúng ta đang thưởng thức nghệ thuật dưới góc nhìn của những người có văn hóa dân tộc Việt Nam".
Quan điểm này đã nhận được rất nhiều ủng hộ. Yêu ai ghét ai là quyền của bạn, nhưng hãy ứng xử văn minh trên mạng. Một số bình luận nổi bật nhận xét về quan điểm này của NS Tự Long:
- "Hi vọng chúng ta yêu thích và ủng hộ nghệ sĩ một cách tích cực. Hãy thể hiện mình là người có văn hoá".
- "Nếu chỉ vì thần tượng của mình mà quên đi những giá trị tốt đẹp có khi bỏ qua cả những giá trị chuẩn mực về đạo đức thì có đáng hay không" - câu này chí mạng. Đu idol thì nên tỉnh táo và nhận biết cái đúng, cái sai hộ. Đừng có mù quáng, đừng có vì idol mình mà mờ con mắt, "đạp" hết người khác xuống nữa".
- "Chẳng phải riêng fan show nào, mà bất cứ ai đu idol cũng nên bình luận văn minh. Idol cũng chỉ là thần tượng thôi. Khi bạn bình luận tiêu cực thì chính bản thân cũng đang toxic theo".
Bình luận tiêu biểu (0)